Tập trung
|

6 CÁCH GIÚP TRẺ TẬP TRUNG KHI HỌC

Trẻ em thường thích khám phá thế giới xung quanh nhưng lại rất mau chán, không duy trì được lâu. Đặc biệt, trẻ rất dễ bị xao nhãng, mất tập trung, chỉ vì những thứ nhỏ nhặt, có thể là tiếng chim hót, tiếng xe máy, thậm chí là một vết nứt trên chiếc bút mực. Vậy ba mẹ hãy cùng Superbrain tìm hiểu 6 cách giúp trẻ tập trung hơn khi học nhé!

1. Tạo môi trường học tập nghiêm túc và yên tĩnh

Tập trung

 

Tại nhà, không gian học tập bừa bộn, tối tăm có thể khiến trẻ mất tập trung. Phụ huynh nên tạo cho trẻ không gian học tập thoáng đãng, ngăn nắp và hạn chế nhiều nhất tiếng ồn xung quanh. Bàn học nên hướng về phía có ánh sáng tự nhiên vì ánh sáng tự nhiên giúp kích thích khả năng tư duy, chỉ đặt đồ dùng học tập và sách vở cần thiết cho nội dung ôn tập.

Trẻ có thể viết và dán ghi chú nhắc nhở công việc quanh bàn học nhưng nên sắp xếp khoa học để dễ dàng tìm đọc. Bên cạnh đó, trẻ nên rèn luyện kỹ năng ghi chép để có thể tìm đọc và ôn luyện kiến thức nhanh chóng, dễ dàng hơn.

Ba mẹ có thể tránh đặt những đồ vật gây phiền nhiễu xung quanh khu vực học của con như đồ chơi, máy tính,…chúng sẽ khiến trẻ chuyển hướng sự chú ý khỏi những bài học 

2. Chia nhỏ công việc khiến trẻ tập trung vào từng việc

Từ nhiệm vụ lớn, ba mẹ có thể hướng dẫn con cách chia nhỏ ra thành nhiệm vụ nhỏ hơn để dễ quản lý công việc và giải quyết vấn đề. Công việc lớn đồng nghĩa có nhiều nhiệm vụ, vì vậy trẻ dễ bị sa vào mê cung, không biết nên làm gì trước, làm gì sau, từ đó nảy sinh cảm giác chán nản, dễ mất tập trung.

Ngược lại, nếu từ đầu biết nhận định, chia nhỏ vấn đề và lần lượt giải quyết từng nhiệm vụ, trẻ sẽ hoàn thành công việc nhanh chóng với khả năng tập trung tốt hơn. Phương pháp này không chỉ rèn luyện cho trẻ khả năng tập trung mà còn giúp các con trau dồi kỹ năng nhìn nhận và giải quyết vấn đề lớn hiệu quả.

3. Lập kế hoạch 

Nhiều người làm việc hiệu quả nhất khi tuân theo lịch trình đã được vạch sẵn và trẻ em cũng vậy. Thói quen lập và tuân theo kế hoạch là một trong những kỹ năng mềm quan trọng giúp con người tập trung tốt hơn, quản lý thời gian hiệu quả.

Việc lập kế hoạch giống với việc tạo danh sách mục tiêu trước giờ học, nhưng ở chế độ mở rộng hơn, có thể là kế hoạch cho một ngày, một tuần hoặc một tháng. Phụ huynh hãy giúp trẻ tạo lịch trình cá nhân theo từng ngày, bao gồm thời gian chơi, thời gian học tập hoặc các công việc khác. Sau đó, cần quan sát và nhắc nhở trẻ tuân theo lịch trình để rèn luyện thành thói quen hữu ích.

4. Trò chơi ghép hình 

Ghép hình là một trong những trò chơi rèn luyện trí tuệ tốt nhất dành cho trẻ. Không chỉ vậy, trò chơi còn yêu cầu trẻ tập trung cao độ để hoàn thành công việc, hình thành khả năng tập trung và kiên nhẫn.

Khi mua đồ chơi ghép hình cho con, cha mẹ nên chọn thể loại phù hợp với độ tuổi. Nếu đồ chơi quá khó, trẻ sẽ nhanh nản chí và bỏ cuộc.

Đối với trẻ em dưới 2 tuổi, hãy bắt đầu với bộ đồ chơi ghép hình có các khối đơn giản như tam giác, hình tròn. Trẻ trên 2 tuổi có thể thử sức với tranh xếp hình từ 10 đến 1.000 mảnh, tuỳ theo độ tuổi và khả năng mỗi cá nhân. Tranh xếp hình nên lựa chọn theo sở thích của trẻ để tăng sự hứng thú, tò mò.

 

Tập trung

5. Rèn luyện thể chất

Hoạt động thể chất không chỉ giúp trẻ có một sức khỏe tốt mà còn giúp các con có một tinh thần thoải mái, hình thành khả năng loại trừ phiền nhiễu, tăng sự tập trung. Ba mẹ có thể cho con hoạt động  chân tay sau một thời gian ngồi học liên tục, để con có thể thư giãn trí não sau những giờ học mệt mỏi

Hoặc ba mẹ có thể cân nhắc cho trẻ đi học các môn thể thao, để có thể rèn luyện một cách bài bản, từ đó có được sự phát triển tốt nhất cả về sức khỏe lẫn trí não. Ngoài ra chúng ta nên bổ sung thêm DHA từ các loại cá, magie từ rau xanh, hạt điều, óc chó hoặc thực phẩm chứa vitamin B, B12.

 

Tập trung

6. Chế độ ngủ hợp lý giúp trẻ tập trung hơn

Giống như người lớn, trẻ em cũng cần chế độ ngủ hợp lý để giúp thiết lập và củng cố khả năng ghi nhớ, tập trung của não bộ. Trẻ ngủ không đủ giấc dễ bị phân tâm vào ngày hôm sau, hiếu động gấp ba lần bình thường. Tùy độ tuổi, phụ huynh nên cho con tuân theo thời gian ngủ khác nhau.

0-4 tháng: Tổng thời gian ngủ là 16 đến 18 giờ, trong đó giấc ngủ ban đêm chiếm 8-9 giờ.

5-12 tháng: Tổng thời gian ngủ 12-16 giờ, trong đó giấc ngủ ban đêm chiếm 9-10 giờ.

1-2 tuổi: Tổng thời gian ngủ 11-14 giờ, trong đó giấc ngủ ban đêm khoảng 11 giờ.

3-5 tuổi: Tổng thời gian ngủ 10-13 giờ, trong đó giấc ngủ ban đêm chiếm 10-13 giờ.

6-12 tuổi: Tổng thời gian ngủ là 9-12 giờ.

Thông qua một vài mẹo trên, Superbrain hy vòng rằng sẽ giúp ích cho ba mẹ một phần trong hành trình nuôi dạy và phát triển tiềm năng cho con

Để hiểu rõ hơn và nhận được cơ hội cho trẻ (4 – 12 tuổi) THAM GIA HỌC TRẢI NGHIỆM MIỄN PHÍ. Quý Phụ Huynh có thể đăng ký và chọn khu vực gần nhà để thuận tiện việc đi lại nhé! Superbrain luôn sẵn sàng chào đón các bạn nhỏ đến với môi trường giáo dục hạnh phúc.

Ba mẹ cũng có thể theo dõi Fanpage của Superbrain Việt Nam để cập nhật thêm nhiều thông mới nhất nhé!