PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN NÃO BỘ GIÚP TRẺ GHI NHỚ TỐT HƠN
Một cơ thể hoàn thiện là một cơ thể phát triển được cả về mặt thể chất và trí tuệ. Đối với trẻ nhỏ, việc rèn luyện não bộ là một tiêu chí rất quan trọng bởi trong giai đoạn này, não bộ của trẻ có thể tiếp thu được một lượng kiến thức rất lớn. Tuy nhiên, để dạy trẻ cách có thể ghi nhớ, học tập tốt hơn là một việc không hề dễ. Vậy đâu là phương pháp rèn luyện não bộ giúp trẻ ghi nhớ tốt hơn?
Việc rèn luyện não bộ ở trẻ là một tiêu chí rất quan trọng
Kể từ ngàn xưa, loài người đã biết vận dụng trí tuệ trong việc bảo vệ chính mình và chinh phục thiên nhiên. Điều đó đã khẳng định được sự phát triển não bộ quan trọng như thế nào đối với một con người. Phát triển não bộ cũng đồng nghĩa với việc tăng khả năng tư duy, tăng sự nhạy bén, phản xạ… Đối với trẻ em, việc rèn luyện não bộ còn giúp trẻ có thể học tập, ghi nhớ tốt hơn. Và dưới đây, Superbrain tổng hợp một vài kỹ năng và phương pháp rèn luyện não bộ giúp trẻ ghi nhớ tốt hơn.
Hãy bắt đầu với một sức khỏe tốt
Sức khỏe tốt luôn là một điều kiện cần thiết để giải quyết mọi vấn đề. Khi một đứa trẻ có một sức khỏe tốt thì mọi cơ quan trong cơ thể đều hoạt động một cách bình thường và tích cực, kể cả não bộ. Do vậy, trước khi tìm cách cải thiện não bộ, bạn hãy định hướng cho trẻ một nếp sống tốt đẹp và lành mạnh.
Một sức khỏe tốt luôn là một điều kiện cần thiết để giải quyết mọi vấn đề
Hãy thiết lập cho trẻ một thời gian sinh hoạt nề nếp, dạy trẻ tập thể dục buổi sáng, ăn đúng bữa, đủ chất, vệ sinh cá nhân đúng cách… Hướng cho trẻ chơi một số môn thể thao vận động như cầu lông, bóng bàn, bóng đá… Những điều đó sẽ giúp trẻ có một sức khỏe rất tốt và chính những bài tập vận động cũng giúp cho trẻ có một bộ não khỏe mạnh và có khả năng hoạt động bền bỉ hơn.
Ngoài ra, có một số trò chơi có tác dụng rèn luyện não bộ giúp trẻ ghi nhớ tốt hơn mà bạn cần cho trẻ tiếp cận sớm như các trò chơi xếp hình khối, chơi cờ, vẽ tranh… Những trò chơi này ngoài tác dụng tăng khả năng tư duy, hoạt động của não bộ, chúng còn giúp trẻ hoàn thiện được khả năng khéo léo của đôi tay, tăng sự tập trung và kiên nhẫn.
Dạy trẻ những phương pháp học tập để rèn luyện trí nhớ
Dạy trẻ học tập là một phương pháp thực hành dành cho trí não tốt nhất. Khi trẻ đã hoàn toàn kiên nhẫn với những trò chơi, có sự tập trung nhất định khi chịu khó đọc sách thì trẻ đã sẵn sàng để học tập một cách nghiêm túc. Tuy nhiên, hướng dẫn trẻ học tập thế nào để không khiến trẻ nhàm chán lại là một việc các bậc phụ huynh cần quan tâm.
Tạo hứng thú cho trẻ khi học tập là điều kiện cần nhất để trẻ có thể tập trung hơn vào bài học. Để làm được điều đó, bạn hãy áp dụng những phương pháp sau:
- Để trẻ học thuộc bài ở những môn học thuộc lòng, hãy sử dụng phương pháp tóm tắt bài học bằng sơ đồ và hình vẽ. Việc vừa được nghe giảng, vừa được nhìn hình vẽ và được viết sẽ khiến trẻ tiếp thu và ghi nhớ bài tốt hơn rất nhiều.
- Thường xuyên hỏi lại trẻ về bài tập ngày hôm trước ở những thời điểm khác nhau trong ngày. Việc này sẽ giúp não bộ trẻ luôn luôn hoạt động và ghi nhớ những nội dung cần thiết của bài học.
Tạo hứng thú cho trẻ khi học tập là điều cần nhất để trẻ có thể tập trung hơn
- Hãy giả làm “học sinh của trẻ” và ngồi nghe trẻ giảng lại bài tập vừa học. Việc này vừa kích thích sự hứng thú của trẻ vì được đem những cái mình biết dạy lại cho người khác. Khi giảng lại bài, trẻ đã vô tình học bài thêm một lần nữa. Điều này giúp cho khả năng ghi nhớ bài học của trẻ trở nên tốt hơn rất nhiều.
- Bạn cũng có thể tạo ra những trò chơi đơn giản để tăng khả năng liên tưởng của trẻ – thứ giúp trẻ ghi nhớ tốt hơn rất nhiều nhờ trí tưởng tượng. Hãy tìm cách mang những kiến thức sách vở mà trẻ thường học gắn lên một sự vật, sự việc mà trẻ thường thấy, thường làm. Bài vè “O tròn như quả trứng gà, Ô thì đội mũ, Ơ thì thêm râu” là một ví dụ cụ thể nhất. Liên tưởng để học tập sẽ là một trong những phương pháp ghi nhớ tốt nhất, lâu nhất cũng như thú vị nhất dành cho trẻ.
- Hướng dẫn trẻ cách đọc: Khi trẻ bắt đầu tiếp xúc với sách vở thì việc đọc như thế nào là một vấn đề vô cùng quan trọng mà cha mẹ cần chú ý để hướng dẫn cho trẻ. Để trẻ có thể ghi nhớ dễ dàng nội dung trong sách, khi trẻ đọc hãy yêu cầu trẻ đọc to, rõ ràng. Việc này sẽ giúp trẻ tự ghi nhớ những âm thanh đọc trong đầu mình. Đi kèm với việc hỏi đáp khéo léo những vấn đề xung quanh bài học, dần dần trẻ sẽ có thói quen ghi nhớ những việc đã được học và đọc qua.
- Lựa chọn một khung thời gian học tập hợp lý dành cho trẻ. Có những trẻ học tập rất tốt vào khung giờ buổi sáng nhưng cũng có những trẻ ngược lại. Do vậy, hãy hiểu trẻ hơn để sắp xếp một khung thời gian học tập hợp lý nhất.
Rèn luyện cho con khả năng tập trung cũng là một phương pháp giúp trẻ ghi nhớ tốt hơn. Sự tập trung giúp cho trẻ có thể nhanh chóng giải quyết những vấn đề được giao với chất lượng tốt nhất cũng như thời gian hoàn thành công việc nhanh nhất. Và sự tập trung cũng là mấu chốt để giúp trẻ có thể ghi nhớ bài học một cách hiệu quả nhất.
Hãy tăng khả năng tập trung của trẻ khi học bằng cách dành cho trẻ một không gian học tập yên tĩnh và đầy đủ ánh sáng. Bởi trong không gian yên tĩnh, khả năng tập trung của trẻ sẽ ở trạng thái tốt nhất.
Tuy nhiên, hãy để trẻ tiếp cận dần dần để rèn luyện được sự tập trung chứ đừng bắt trẻ một ngày phải ngồi vào bàn học 2 hoặc 3 tiếng. Hãy tạo cho trẻ những thói quen học tập hàng ngày với thời lượng tăng dần theo số tuổi. Hãy giảm bớt đi sự hiếu động của bé và tăng dần sự tập trung bằng các phương pháp khoa học và thay đổi dần dần như dạy trẻ đọc sách, học bài ở nhà, đưa ra một thời gian biểu hợp lý… Từ đó thói quen của trẻ sẽ dần dần thay đổi, trẻ sẽ bớt nghịch ngợm và quen dần việc ngồi vào bàn học.
Bài viết trên đây là những phương pháp rèn luyện não bộ giúp trẻ ghi nhớ tốt hơn dễ thực hiện nhất cũng như có tác dụng tốt nhất đối với trẻ em ngày nay. Tuy nhiên, rèn luyện trí nhớ cho trẻ là một quá trình vô cùng lâu dài, cần ở cha mẹ một sự kiên trì cũng như một tình thương yêu con cái vô cùng lớn lao. Nhưng khi thành công, kết quả của bạn nhận được cũng vô cùng tuyệt vời: một đứa trẻ thông mình và nhanh nhẹn. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho các bậc phụ huynh một lượng kiến thức hữu ích, từ đó mỗi người lựa chọn ra một phương pháp phù hợp để áp dụng để giáo dục bé yêu của mình.