|

BÍ MẬT TĂNG SỰ TẬP TRUNG CHO TRẺ – PHẦN 1

BẬT MÍ BÍ MẬT TĂNG SỰ TẬP TRUNG CHO TRẺ - PHẦN 1

I. TRẺ KÉM TẬP TRUNG ĐẾN TỪ ĐÂU?

Tập trung là một yếu tố quyết định để gia tăng chất lượng công việc cũng như giảm thời gian hoàn thành  công việc đó. Trong học tập cũng vậy, sự tập trung giúp trẻ có thể hiểu bài sâu hơn và nhanh thuộc bài hơn rất nhiều. Tuy nhiên, trẻ em thường dễ bị mất tập trung bởi các yếu tố bên ngoài. Vậy nếu trẻ kém tập trung trong học tập, ba mẹ cần làm gì để giúp con?

II. NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY MẤT TẬP TRUNG Ở TRẺ

1. Tiếng ồn:

Đây là nguyên nhân ảnh hưởng lớn nhất khiến trẻ em kém tập trung trong học tập. Một không gian có quá nhiều tạp âm như tiếng tivi, tiếng cười nói của người lớn hay tiếng xe cộ… thì không một ai có thể tập trung được. Do vậy, hãy loại bỏ hoàn toàn tạp âm khỏi  không gian học tập của trẻ bằng cách đơn giản nhất đó là chuẩn bị cho trẻ một phòng học yên tĩnh. Khi tạp âm được loại bỏ, sự tập trung của trẻ sẽ được đẩy cao lên rất nhiều.

2. Chế độ dinh dưỡng:

Chế độ dinh dưỡng cũng là một yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến sự tập trung. Bộ não cần rất nhiều năng lượng để hoạt động, chưa kể đối với trẻ, bộ não cần cả dưỡng chất để phát triển.

Do vậy, một chế độ ăn hợp lý sẽ giúp cho bộ não của trẻ có đầy đủ dưỡng chất để đáp ứng cả nhu cầu phát triển và hoạt động.

Các thức ăn như cá, rau xanh, quả  mọng… là những thực phẩm siêu dinh dưỡng dành cho não bộ. Hãy bổ sung những loại thức ăn này vào khẩu phần ăn cho trẻ, giúp trẻ có được một bộ não khỏe mạnh nhé!

3. Thời gian học tập, sinh hoạt của trẻ:

Trẻ  em cũng vậy, ba mẹ hãy tìm hiểu xem trẻ thuộc kiểu hoạt động theo giờ sinh  học nào. Sau đó bố trí thời gian học tập sao cho hợp lý dành cho trẻ. Điều này sẽ giúp trẻ tập trung trong học tập tốt hơn. Ba mẹ cũng sắp xếp giờ học phù hợp với con  nhé!

Tất cả các nguyên nhân đều có những biểu hiện nhất định. Có những trẻ sẽ có biểu hiện như thế này, có những trẻ biểu hiện như  thế kia, chính vì thế, ba mẹ hãy luôn quan tâm, theo dõi để có thể tìm ra những giải pháp phù hợp cho con của mình. Dưới  đây là phần những biểu hiện cho thấy trẻ không có sự tập trung, ba mẹ cũng tham khảo nhé!

III. NHỮNG BIỂU HIỆN CHO THẤY TRẺ KHÔNG CÓ SỰ TẬP TRUNG

Trong thực tế, để vừa lòng bố mẹ, một vài trẻ vẫn cố gắng ngồi một chỗ  để giả vờ học  tập. Và nếu không sớm nhận ra tình trạng này thì  việc dạy dỗ trẻ sẽ vô cùng khó khăn. Vậy có những biểu hiện gì cho thấy trẻ đang không có sự tập trung?

BẬT MÍ BÍ MẬT TĂNG SỰ TẬP TRUNG CHO TRẺ - PHẦN 1

Trẻ có thể tập trung được hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nhưng những yếu tố khách quan đều có thể khắc phục được. Tăng sự tập trung cho trẻ cũng có thể rèn luyện nhưng đó là khi bạn nắm bắt được trẻ có đang thực sự để tâm vào công việc hay không.

Do vậy, những biểu hiện cho thấy trẻ không có sự tập trung là vô cùng quan trọng. Những biểu hiện đó là gì và khắc phục chúng như thế nào để giúp trẻ tập trung hơn?

1. Không tuân theo chỉ dẫn

Biểu hiện: Trẻ thường xuyên lơ đãng trong công việc, tuy có làm việc hoặc học bài nhưng thường làm sai, làm không theo chỉ dẫn của người lớn.

2. Dễ xao nhãng, chú ý đến các yếu tố khác.

Biểu hiện: Trẻ dễ bị chi phối bởi các hoạt động hoặc yếu tố bên ngoài khiến trẻ không có sự tập trung vào công việc..

3. Nhút nhát, khó hòa nhập với mọi người.

Biểu hiện: Khi không thể hòa nhập với  những người  xung quanh, trẻ sẽ trở nên nhút nhát, giảm đi khả năng chú ý đối với mọi người. Những biểu hiện không tập trung khiến trẻ sẽ gặp khó khăn trong vấn đề giao tiếp, khả năng tiếp thu… dẫn đến chán học, không chú ý vào công việc và học  tập…

Ở mỗi trẻ có những biểu hiện về sự tập trung khác nhau và cũng từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc của ba mẹ là hãy quan tâm tới những trạng thái cảm xúc của con và tất nhiên, đừng trách móc con bằng những sự giận dữ theo bản năng cảm xúc của người lớn. Thay vào đó, hãy luôn đặt trạng thái cân bằng để giúp con trở nên tập trung hơn, vui vẻ hơn. Mọi sự nhẫn nại và yêu thương từ ba mẹ đều tạo ra những đứa trẻ biết yêu thương và nhận nại đối với cuộc sống.

Với mỗi trẻ có 1 nguyên nhân chính dẫn đến các biểu hiện khác nhau. Ba mẹ có thể tham khảo và đưa ra các phương pháp xử lý hiệu quả đối với con của mình nhé! Mọi sự lo lắng của ba mẹ đều có lý do. Ba mẹ cùng đón đọc BÍ MẬT TĂNG SỰ TẬP TRUNG CHO TRẺ – PHẦN 2 để tìm ra được giải pháp giúp con tiến bộ và tập trung hơn mỗi ngày nhé!

Superbrain Việt Nam