|

FingerMath là gì? Có nên cho con học toán FingerMath?

Phương pháp FingerMath được nhiều phụ huynh tin tưởng và cho con trẻ theo học để tăng sự phát triển trí tuệ. Cùng tìm hiểu thêm về Fingermath qua bài viết này nhé!

1. Phương pháp FingerMath là gì?

Phương pháp FingerMath được ông Sung Jin Pai, người Hàn Quốc sáng lập vào những năm 1940. Sau đó được bổ sung và hoàn thiện bởi con trai là ông Hang Young Pai. Hiện nay, FingerMath đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới như: Mỹ, Nhật Bản, Thái Lan, Singapore,…

Cũng tương tự như phương pháp ngón tay ở nhà trường, FingerMath sử dụng các ngón tay để tính toán. Tuy nhiên điểm độc đáo là trẻ có thể đếm và cộng trừ lên đến phạm vi từ 0 – 99 bằng 2 bàn tay. Qua quá trình luyện tập sẽ giúp trẻ cải thiện sự Tập trung – Ghi nhớ – Phản xạ – Tự tin.

FingerMath sử dụng các ngón tay để tính toán con số lên đến 99
FingerMath sử dụng các ngón tay để tính toán con số lên đến 99

2. Lợi ích của phương pháp FingerMath

Phương pháp FingerMath sẽ giúp trẻ phối hợp nhịp nhàng giữa các hoạt động cơ thể với tư duy. Đồng thời giúp trẻ làm quen và tính toán với các con số từ 0 – 99 cực kỳ nhanh chóng và chính xác. Đặc biệt, với phương pháp lý thú này, các trẻ chưa biết làm phép tính cộng trừ đã có thể tính toán được chỉ sau vài buổi học đầu tiên.

Khi một đứa trẻ sử dụng ngón tay của mình để tính toán, não trái sẽ ghi nhớ các phép tính. Đồng thời hình ảnh của đôi bàn tay sẽ được ghi lại trong bán cầu não phải của trẻ. Trẻ sẽ sử dụng cả 2 bán cầu não để tính toán và tư duy. Điều này giúp trẻ phát triển não bộ một cách toàn diện nhất.

Phương pháp FingerMath tăng khả năng Tập trung - Ghi nhớ - Phản xạ - Tự tin
Phương pháp FingerMath tăng khả năng Tập trung – Ghi nhớ – Phản xạ – Tự tin

3. Phương pháp học toán trí tuệ FingerMath chuẩn

3.1 Quy tắc bàn tay phải dành cho hàng đơn vị

Trong phương pháp FingerMath, quy ước bàn tay phải đại diện cho hàng đơn vị như sau:

  • Số 1: ngón trỏ
  • Số 2: ngón giữa
  • Số 3: ngón áp út
  • Số 4: ngón út
  • Số 5: ngón cái

Tiếp tục lặp lại thêm một lần nữa ta sẽ có:

  • Số 6: ngón trỏ
  • Số 7: ngón giữa
  • Số 8: ngón áp út
  • Số 9: ngón út

3.2 Quy tắc bàn tay trái dành cho hàng chục

Bàn tay trái đại diện cho hàng chục với quy tắc tương tự như bàn tay phải. Cụ thể như sau:

  • Số 10: ngón trỏ
  • Số 20: ngón giữa
  • Số 30: ngón áp út
  • Số 40: ngón út
  • Số 50: ngón cái

Tiếp tục lặp lại thêm một lần nữa ta sẽ có:

  • Số 60: ngón trỏ
  • Số 70: ngón giữa
  • Số 80: ngón áp út
  • Số 90: ngón út

Để biểu thị số có 2 chữ số ở hai số khác nhau, ta sẽ dùng tay phải cho chữ số hàng đơn vị, ghép với tay trái ở chữ số hàng chục.

Ví dụ: Muốn biểu thị số 23, các bé phải xòe đồng thời ngón trỏ + ngón giữa + ngón áp út ở bàn tay phải và ngón trỏ + ngón giữa ở tay trái.

3.3 Quy tắc cộng

Khi cần thực hiện phép cộng 1 đơn vị, ta sẽ xòe một ngón tay. Khi xòe đến ngón cái, ta sẽ gập ngón còn lại vào. Để thực hiện phép cộng hàng chục, ta sẽ cộng trước hàng chục rồi mới cộng đến hàng đơn vị.

Nếu đã xòe hết các ngón tay bên phải (hàng đơn vị) mà vẫn cần tiếp tục cộng, ta sẽ gập lại tất cả các ngón tay phải, quay lại số 0 và xòe thêm một ngón tay bên tay trái để biểu thị phép tính đã cộng thêm 10.

Ví dụ: Để thực hiện phép tính đơn giản là 2 + 2, ta thực hiện như sau:

  • – Bước 1: Xòe 2 ngón tay ở bàn tay phải gồm ngón trỏ + ngón giữa để tượng trưng cho 2 (đơn vị).
  • – Bước 2: Cộng thêm 2 đơn vị, bé sẽ phải tiếp tục xòe 2 ngón là ngón áp út + ngón út.
  • – Bước 3: Đọc kết quả: phép tính kết thúc, chúng ta đọc được số 4. Vậy 2 + 2 = 4

3.4 Quy tắc trừ

Ngược lại với quy tắc cộng, mỗi khi trừ 1 đơn vị thì gập 1 ngón tay, khi ngón cái gập lại thì bốn ngón còn lại sẽ xòe ra. Cùng với đó, ta sẽ trừ hàng chục trước rồi mới trừ đến hàng đơn vị.

Khi đã gập hết các ngón tay bên phải (hàng đơn vị) mà vẫn còn phải trừ thì xòe lại hết các ngón tay phải, quay lại số 9 và gập thêm 1 ngón bên tay trái để biểu thị phép tính đã trừ đi 10.

Ví dụ: Để thực hiện phép tính 77 – 42, ta thực hiện như sau:

  • – Bước 1: Phân tích phép tính 77 – 42 = 77 – 40 – 2. Xòe 3 ngón tay ở bàn tay trái gồm: ngón cái + ngón trỏ + ngón giữa. Kết hợp 3 ngón bên bàn tay phải gốm ngón cái + ngón trỏ + ngón giữa để biểu thị số 77.
  • – Bước 2: Phép tính 77 – 40 được thực hiện như sau: Gập lần lượt ngón giữa + ngón trỏ + ngón cái bên bàn tay trá. Khi ngón cái đã gập lại thì đồng thời phải xòe 4 ngón còn lại ra. Tiếp tục gập ngón út bên tay trái. Vậy là chúng ta đã gập đủ 4 ngón tay tượng trưng cho việc trừ 40.
  • – Bước 3: Tiếp tục trừ 2 đơn vị → lần lượt gập đủ 2 ngón bên tay phải gồm ngón giữa + ngón trỏ.
  • – Bước 4: trên bàn tay phải còn lại 3 ngón gồm ngón trỏ + ngón giữa + ngón áp út. Tay trái còn ngón cái. Đọc kết quả chúng ta có số 35. Vậy 77 – 42 = 35.

4. Có nên cho con học toán FingerMath?

Theo một số nghiên cứu từ các chuyên gia, phương pháp toán học truyền thống thường khuyến khích sự phát triển của bán cầu não trái ở hầu hết mọi người. Chỉ một số ít người não phải phát triển và rất hiếm người có thể tận dụng cả 2 bán cầu não cùng một lúc.

Việc phát triển không đồng đều cả 2 bán cầu não có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học tập cũng như sinh hoạt hằng ngày. Tương tự như việc đi đường dài chỉ bằng 1 chân, trẻ sẽ cảm thấy mệt mỏi, uể oải, kém tập trung. Từ đó dần mất đi sự hứng thú trong việc học.

Theo các chuyên gia tâm lý, độ tuổi từ 4 đến 12 tuổi được xem là thời điểm “vàng” cho quá trình đầu tư phát triển trí não của trẻ. Do đó, ở độ tuổi này, phụ huynh cần tập trung phát huy tối đa trí tuệ cho trẻ. Ngoài ra, trẻ cũng cần phát triển sự tập trung, phản xạ, ghi nhớ.

Với những lợi ích kể trên, FingerMath là một công cụ kích thích 2 bán cầu não hoạt động nhịp nhàng với nhau. Đây là cơ sở để khai thác triệt để khả năng tư duy của trẻ và sử dụng tối đa hiệu quả của não bộ.

Công cụ kích thích 2 bán cầu não hoạt động nhịp nhàng với nhau
Công cụ kích thích 2 bán cầu não hoạt động nhịp nhàng với nhau

5. Nên cho con học toán FingerMath hay Soroban?

FingerMath hay Soroban cũng đều là phương pháp hiệu quả để kích thích cả 2 bán cầu não bộ ở trẻ. Bàn tính Soroban là phương pháp tính toán ở cấp độ cao hơn FingerMath. Khi rèn luyện với Soroban, trẻ có thể tính toán đến hàng ngàn, chục ngàn, trăm ngàn và thậm chí hàng triệu với cả 4 công thức cộng trừ nhân chia.

Vì vậy, ba mẹ có con từ 3-5 tuổi có thể cho con học FingerMath càng sớm càng tốt để tạo nền tảng và rèn luyện khả năng tập trung cho con. Đối với các bạn nhỏ từ 5 tuổi trở lên, ba mẹ có thể cân nhắc cho con học Soroban.

Ba mẹ nên cho trẻ học FingerMath hay Soroban nên được ưu tiên học trước để rèn luyện khả năng phản xạ
Ba mẹ nên cho trẻ ưu tiên học FingerMath trước để rèn luyện khả năng phản xạ

6. Học Toán theo phương pháp FingerMath và Soroban ở đâu?

Toán trí tuệ Superbrain kết hợp giữa phương pháp ngón tay FingerMath của Hàn Quốc và bàn tính Soroban của Nhật Bản để kích thích hai bán cầu não cùng hoạt động. Đây là nền tảng để giúp trẻ tập trung, tự tin, ghi nhớ tốt, phản xạ nhanh, tư duy, sáng tạo, khả năng giải quyết vấn đề…

Hiện nay, Hệ thống Đào tạo Supebrain đã có hơn 12 năm phát triển với hơn 160 cơ sở trên toàn quốc. Trên hành trình đó, Superbrain đã đồng hành với hơn 1000 Người hướng dẫn và hơn 100,000 trẻ em được tiếp cận với phương pháp Toán trí tuệ. Do đó, Toán trí tuệ Superbrain đã được rất nhiều bậc phụ huynh tin tưởng và cho con em theo học.

Superbrain chia sẻ, thấu hiểu và đồng hành với con trên hành trình phát triển toàn diện
Superbrain chia sẻ, thấu hiểu và đồng hành với con trên hành trình phát triển toàn diện

Để hiểu rõ hơn và nhận được cơ hội cho trẻ (4 – 12 tuổi) THAM GIA HỌC TRẢI NGHIỆM MIỄN PHÍ. Quý Phụ Huynh có thể đăng ký và chọn khu vực gần nhà để thuận tiện việc đi lại nhé! Superbrain luôn sẵn sàng chào đón các bạn nhỏ đến với môi trường giáo dục hạnh phúc.

Ba mẹ cũng có thể theo dõi Fanpage của Superbrain Việt Nam để cập nhật thêm nhiều thông mới nhất nhé!