BÍ QUYẾT HỌC “CÁCH” LẮNG NGHE CON
Hoàn thiện ngôn ngữ, khả năng giao tiếp ở con trẻ phụ thuộc rất nhiều vào cách trò chuyện của bố mẹ. Nhưng để con lắng nghe cũng là một vấn đề lớn mà nhiều phụ huynh gặp phải. Vậy nên CÁCH chúng ta nói chuyện và lắng nghe con có tác động đáng kể đến việc học và khả năng trẻ lắng nghe lại chúng ta.
Dưới đây là một số mẹo mà Superbrain dành cho ba mẹ để tham khảo để tìm hiểu về
CÁCH LẮNG NGHE CON
NÓI CHUYỆN NHẸ NHÀNG
Đây là bước đầu tiên trong việc ba mẹ học cách lắng nghe con. Ba mẹ nên nói chuyện với con với âm lượng vừa phải, không nên “THI HÉT’’ với con. Chỉ nói chuyện khi con đã bình tĩnh lại. Nếu bình thường bạn nói bằng một âm lượng vừa phải thì khi gặp tình huống khẩn cấp, bạn nói giọng lớn hơn, con sẽ không thể không chú ý. Ngược lại lúc nào cũng la lớn sẽ khiến trẻ gần như không muốn lắng nghe bạn nữa.
Nói chuyện nhẹ nhàng sẽ giúp trẻ dễ lắng nghe những gì bạn muốn truyền đạt hơn, ai cũng thích lắng những lời ngọt ngào mà phải không ba mẹ
LẮNG NGHE CON VÀ TRÁNH CẰN NHẰN QUÁ NHIỀU
Bạn biết không, việc bạn cằn nhằn trẻ suốt ngày sẽ khiến chúng chán nản, đến một lúc nào đó trẻ sẽ nảy sinh tâm lý thờ ơ với tất cả những gì ba mẹ nói. Điều cần thiết là phải công nhận và khen ngợi nỗ lực của con, cũng như khen con vì hành vi tốt. Cố gắng thiết lập thời gian biểu để trẻ có thể đoán trước việc gì cần làm; trẻ phát triển lành mạnh khi chúng có những thói quen ổn định.
KHÔNG NÊN LÀM LỚN MỌI CHUYỆN
Hãy cố gắng giữ những quy tắc mà bạn đặt ra cho con nhưng đừng vì những việc bé cỏn con mà rầy la con trẻ như chúng đã phạm phải một chuyện “tày trời” . Rất nhiều bậc phụ huynh khi con cái mắc sai lầm nhỏ mà trách mắng con thậm tệ. Điều này sẽ vô tình gây ra một sự cản trở lớn trong khả năng giao tiếp của trẻ với cha mẹ. Chúng sẽ sợ hãi khi làm bất cứ điều gì, từ đó ngày càng đẩy con cái ra xa ba mẹ.
Hãy cố gắng giúp con hiểu mức độ nghiêm trọng của sai lầm mà con mắc phải bằng những lí lẽ thuyết phục, điều này sẽ khiến con dễ tiếp thu hơn.
LẮNG NGHE CON NGHĨA LÀ ĐỐI XỬ VỚI CON NHƯ MỘT NGƯỜI BẠN
Con sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi ba mẹ đối xử với chúng như những người bạn nhỏ. Thoải mái chia sẽ về những niềm vui, nỗi buồn mỗi ngày. Khi nói chuyện với con hãy tưởng tượng là bạn đang nói chuyện với bạn bè, cả bạn và con đều sẽ dễ chịu hơn đấy!
LẮNG NGHE CON ĐỒNG NGHĨA KHÔNG CẮT NGANG CÂU CHUYỆN CỦA CON
Khi con trẻ đang hào hứng kể về một vấn đề (có thể là một câu chuyện từ trường học), ba mẹ nên kiên nhẫn lắng nghe hết cả câu chuyện, sau đó bình phẩm một vài câu hưởng ứng với cảm xúc của trẻ. Trẻ sẽ cảm thấy bản thân được tôn trọng. Nếu ba mẹ quá bận để lắng nghe, hãy hẹn con đến lúc khác, có thể đến giờ ngủ, và hãy cố gắng giữ đúng hẹn với con.
ĐỐI THOẠI 1-1 VỚI CON THƯỜNG XUYÊN
Hãy cố gắng duy trì các buổi trò chuyện với con, điều này sẽ khiến con từ từ sẽ mở lòng với bạn kể cả những điều khó nói. Đây là một điều quan trọng mà ba mẹ nên lưu ý, có trò chuyện, tâm sự thường xuyên, ba mẹ lắng nghe con thì con sẽ lắng nghe lại ba mẹ.
THÔNG BÁO CHO CON NHỮNG KẾ HOẠCH CHUNG
Hãy cố gắng thông báo cho con những kế hoạch sắp tới của gia đình, trẻ sẽ cảm giác là bản thân được trân trọng, được là một người quan trọng trong gia đình. Trẻ sẽ thái độ tiêu cực vì bị bắt đi với ba mẹ khi đang dang dở việc cá nhân mà không hề biết trước.
HÃY NHẸ NHÀNG NHƯNG QUYẾT ĐOÁN
Nếu ba mẹ đã đưa ra quyết định về chuyện gì đó, hãy giữ vững quyết định đó. Con có thể không thích sự lựa chọn vào thời điểm đó, nhưng chúng sẽ biết quyết định đó là không thay đổi được và trẻ không thể năn nỉ ba hay mẹ chống lại người kia. Bạn hãy nói sao cho yêu cầu của bạn nghe có vẻ quan trọng, có vẻ như bạn thực sự nghiêm túc.
LẮNG NGHE CON NGHĨA LÀ CHO CON KHẢ NĂNG LỰA CHỌN
Giả dụ ba mẹ muốn con thay đồ đi ngủ, hãy cho con sự lựa chọn: “con muốn thay bộ màu nào, xanh, đỏ hay vàng?” Dùng từ “muốn” như trẻ có thể làm theo ý thích của bé nhưng thật ra là không, trẻ sẽ thay đồ đi ngủ theo đúng ý muốn của bạn. Nhưng trẻ sẽ dễ dàng nghe theo hơn là một câu ra lệnh trực tiếp: “con thay đồ đi ngủ đi”.
SỬ DỤNG NGÔN NGỮ MANG HÀM Ý TÍCH CỰC
Ba mẹ không nên dùng các từ “không” và “đừng” quá nhiều. Ví dụ muốn trẻ đừng sử dụng điện thoại thì nên nói: “thay vì xài điện thoại sao con không ra ngoài chơi nhỉ?” sẽ đơn hơn là “con không được xài điện thoại”.
Chúng ta nên làm gương cho con về hành vi và cư xử. Ba mẹ hãy cố gắng giao tiếp với con vì đây là nền tảng để tạo nên mối liên kết giữa các thành viên trong gia đình. Hãy để con hiểu rằng ba mẹ luôn là người lắng nghe, là người để con tin tưởng tâm sự mỗi khi con có niềm vui hay nỗi buồn.
Để hiểu rõ hơn và nhận được cơ hội cho trẻ (4 – 12 tuổi) THAM GIA HỌC TRẢI NGHIỆM MIỄN PHÍ. Quý Phụ Huynh có thể đăng ký và chọn khu vực gần nh để thuận tiện việc đi lại nhé! Superbrain luôn sẵn sàng chào đón các bạn nhỏ đến với môi trường giáo dục hạnh phúc.
Ba mẹ cũng có thể theo dõi Fanpage của Superbrain Việt Nam để cập nhật thêm nhiều thông mới nhất nhé!