|

TRẺ KHÔNG CHỊU ĐI HỌC, BA MẸ PHẢI LÀM SAO?

Bắt đầu đi học ở một ngôi trường mới hay quay lại trường học sau một kỳ nghỉ dài sẽ khiến Trẻ cảm thấy khó khăn để làm quen và thích nghi. Những lúc như vậy các Trẻ thường òa khóc hoặc viện đủ lý do để không phải đến trường. Vậy Trẻ không chịu đi học, Ba Mẹ phải làm sao?

1. Tại sao Trẻ không chịu đi học?

1.1 Lạ lẫm với môi trường mới

Vào những ngày đầu tiên đi học hay những ngày đầu quay lại trường, Tr thường cảm thấy lo lắng, sợ hãi, thậm chí là òa khóc. Giải thích cho những hành vi này của Trẻ là bởi Trẻ phải đột ngột tạm xa không gian quen thuộc của mình cùng ông bà, ba mẹ để tập thích nghi và sinh hoạt trong một môi trường lạ lẫm.

Hãy để môi trường học tập là ngôi nhà thứ 2 của Trẻ
Hãy để môi trường học tập là ngôi nhà thứ 2 của Trẻ

1.2 Sợ Thầy Cô

Ba Mẹ thường xuyên nhắc đến sự nghiêm khắc của Thầy Cô sẽ khiến Trẻ hình thành tâm lý sợ đi học. Bên cạnh đó, khi nhìn thấy cảnh thầy cô rn đe các bạn khác cũng làm Trẻ cảm thấy sợ hãi việc đến trường.

Nhiều Trẻ sẽ có tâm lý sợ Thầy Cô
Nhiều Trẻ sẽ có tâm lý sợ Thầy Cô

1.3 Những nguyên nhân khách quan khác từ trường lớp

Ngoài những lý do cá nhân, cũng có thể là do Trẻ cảm thấy không thoải mái với môi trường học tập hiện tại. Chẳng hạn như Trẻ bị bắt nạt, bị bạn Trẻ trêu chọc, khó khăn với việc kết bạn… Hoặc Trẻ gặp vấn đề với người phụ trách và khó lòng tuân thủ theo nguyên tắc của trường học. Đây cũng là những nguyên nhân phổ biến khiến Trẻ sợ đi học.

Ba Mẹ hãy nói chuyện với Trẻ để tìm ra nguyên nhân Trẻ không chịu đi học
Ba Mẹ hãy nói chuyện với Trẻ để tìm ra nguyên nhân Trẻ không chịu đi học

2. Bật mí 6 cách dỗ Trẻ không chịu đi học

2.1 Trò chuyện, trấn an Trẻ

Trò chuyện là bước đầu để ba mẹ hiểu rõ nỗi lòng và suy nghĩ của Trẻ trước việc đến trường. Song ba mẹ cũng đừng quên động viên Trẻ rằng việc đi học rất thú vị và giúp Trẻ có suy nghĩ tích cực khi đối diện với mọi vấn đề tại trường.

Những câu chuyện vui v tại trường học sẽ tiếp thêm động lực để Trẻ thích thú và hào hứng hơn khi đến trường. Qua đó, Trẻ sẽ dần biết cách tin tưởng vào bản thân mình và tự tin hơn trong môi trường học tập.

Trẻ cần được lắng nghe về nỗi sợ
Trẻ cần được lắng nghe về nỗi sợ

2.2 Luôn kiên nhẫn với Trẻ

Trẻ cần có thời gian để có thể thích nghi và hòa nhập với một môi trường mới. Do đó, ba mẹ hãy kiên nhẫn và đồng hành cùng Trẻ trong những ngày đầu tiên đến trường. Dần dần Trẻ sẽ có cảm tình và vui vẻ với việc đi học.

Hãy để Trẻ có thời gian thích nghi với môi trường mới
Hãy để Trẻ có thời gian thích nghi với môi trường mới

2.3 Nghiêm khắc đúng lúc với Trẻ

Đôi khi chiều theo Trẻ quá mức sẽ khiến Trẻ sinh ra tâm lý ỷ lại. Trong trường hợp Trẻ vẫn không chịu đi học khi đã thực hiện đủ cách, Ba Mẹ có thể cương quyết đưa các Trẻ tới trường. Ở trường, Thầy Cô sẽ luôn có cách để Trẻ làm quen với môi trường mới.

Ba Mẹ cần nghiêm khắc để tránh tình trạng Trẻ nhõng nhẽo
Ba Mẹ cần nghiêm khắc để tránh tình trạng Trẻ nhõng nhẽo

2.4 Cho Trẻ mang theo món đồ yêu thích đi học

Những ngày đầu đi học, Trẻ sẽ thấy lạ lẫm với không gian mới, bạn bè mới và lối sinh hoạt mới. Vì vậy, Ba Mẹ có thể cho phép Trẻ mang theo món đồ chơi ưa thích. Điều này có thể khiến Trẻ dễ dàng hòa nhập với môi trường mới hơn khi có bạn đồng hành.

2.5 Cho Trẻ gặp gỡ thầy/cô trước khi học

Trẻ sẽ bớt đi cảm giác bỡ ngỡ nếu nhận ra người mà mình quen biết trong lớp học. Do đó, Ba Mẹ có thể cùng Trẻ gặp gỡ và trò chuyện cùng với Thầy Cô giáo sẽ dạy Trẻ trong tương lai. Đây cũng là cách giúp đỡ để Trẻ mạnh dạn hơn trong những ngày đầu đi học.

Ba Mẹ có thể cho Trẻ gặp Thầy Cô
Ba Mẹ có thể cho Trẻ gặp Thầy Cô trước khi học

2.6 Xem xét lại về môi trường học của Trẻ

Có những trường hợp Trẻ vẫn khó chịu hay thậm chí là quấy khóc sau nhiều ngày đến trường. Đó có thể là do những nguyên nhân từ môi trường học tập của Trẻ. Ba mẹ có thể trò chuyện nhẹ nhàng để hiểu hơn về những lo lắng của Trẻ và sau đó tìm cách giải quyết. Ba mẹ có thể liên hệ sự hỗ trợ từ phía giáo viên và trường học để giúp Trẻ có được một môi trường học thoải mái hơn.

Trẻ cần phát triển ở một môi trường tốt
Trẻ cần phát triển ở một môi trường tốt

3. Môi trường học tập kết hợp giữa Trí tuệ & Hạnh phúc

Có thể ba mẹ đã thuyết phục được Trẻ tham gia học tập tại trường, nhưng đ Trẻ luôn cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc mỗi khi đi học thì môi trường học tập là một yếu tố rất quan trọng. Trong đó, một môi trường được kết hợp giữa Trí tuệ và Hạnh phúc là môi trường lý tưởng trong việc phát triển toàn diện cho Trẻ.

Khi được học tập trong môi trường khuyến khích sự sáng tạo, tư duy logic, Trẻ có thể phát huy trí tuệ của mình một cách tốt nhất. Đồng thời, môi trường học tập này cũng phải điều kiện để Trẻ cảm thấy hạnh phúc, an lành và tự tin trong quá trình học tập. Việc kết hợp giữa Trí tuệ và Hạnh phúc trong môi trường học tập sẽ giúp Trẻ phát triển tư duy và khả năng thích ứng tốt với cuộc sống sau này.

Superbrain đem đến cho Học viên môi trường học tập Hạnh phúc
Superbrain đem đến cho Học viên môi trường học tập Hạnh phúc

Superbrain mong muốn tạo cơ hội cho trẻ (4-12 tuổi) được trải nghiệm một môi trường học tập cân bằng giữa Trí tuệ & Hạnh phúc. Do đó, Superbrain đã tổ chức chương trình TRẢI NGHIỆM MIỄN PHÍ. Quý Phụ Huynh có thể đăng ký và chọn khu vực gần nhà TẠI ĐÂY!

Superbrain luôn sẵn sàng chào đón các bạn nhỏ đến với môi trường giáo dục hạnh phúc.

Ba mẹ cũng có thể theo dõi Fanpage của Superbrain Việt Nam để cập nhật thêm nhiều thông mới nhất nhé!