THÀNH CÔNG CÓ PHẢI DO MAY MẮN? HAY THÀNH CÔNG ĐẾN TỪ SỰ RÈN LUYỆN?
Thành công có phải do may mắn? Hay thành công đến từ sự rèn luyện? Cho đến hôm nay, khi trận đấu Việt Nam- Uzbekistan đã kết thúc, nhưng dư âm về đội tuyển U23 Việt Nam vẫn còn đọng lại không chỉ trong lòng người hâm mộ bóng đá, mà là cả dân tộc Việt Nam.
Khắp các phương tiện thông tin đại chúng, không chỉ riêng Châu Á, mọi người đang khâm phục tinh thần dân tộc, đoàn kết, chiến đấu hết mình của U23 VN.
Và khi giành được tấm vé vào vòng chung kết, nhiều ý kiến cho rằng chiến thắng của đội tuyển U23 Việt Nam là kỳ tích?
Nhưng, điều đó có thật sự là kỳ tích hay không?
Ngày 5/3/2007 là ngày đặt dấu mốc cho cách làm bóng đá trẻ tại Việt Nam, ông Đoàn Nguyên Đức động thổ xây dựng Học viện bóng đá Hoàng Anh Gia Lai Arsenal – JMG trên khu đất là 5 ha cao su.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2017, chi phí đào tạo học viện bóng đá HAGL – JMG sau 9 tháng đầu năm 2017 là hơn 48 tỷ đồng, con số này cùng kỳ năm 2016 là gần 58 tỷ đồng. Chi phí đào tạo trong một năm rơi vào khoảng từ 60 – 70 tỷ đồng. Tổng số tiền vận hành dự án bóng đá, ông Đoàn Nguyên Đức đã tiêu tốn cả ngàn tỷ đồng.
11 năm được nâng cao giáo dục và rèn luyện: thể lực, trí tuệ, văn hoá, các cầu thủ được đào tạo đã thể hiện một tinh thần khác biệt, đủ tầm vươn ra Đông Nam Á, Châu Á và giấc mơ thế giới cõ lẽ không xa!
“Chỉ có công tác đào tạo bài bản mới sản sinh ra những lứa cầu thủ vừa có tài năng, vừa có đạo đức, nhân cách và hành xử đúng mực đồng thời có trình độ văn hóa. Tôi tin rằng, làn sóng đào tạo trẻ sẽ tiếp tục xuất hiện ngày một nhiều trên cả nước. Đây là cơ hội giúp Việt Nam đủ sức chinh phục không chỉ giải đấu châu lục mà còn tiến xa hơn ở những giải đấu thế giới trong thời gian tới.” ông Đoàn Nguyên Đức đặt niềm tin vào thế hệ cầu thủ trẻ.
Bạn đã xem clip đội trưởng Xuân Trường trả lời phỏng vấn bằng tiếng Anh chưa?
Bạn đã nhìn thấy những giọt nước mắt hạnh phúc của gia đình thủ môn Bùi Tiến Dũng chưa?
Bạn có nhìn thấy hành động Xuân Trường chạy ra khỏi sân lấy áo ấm cho các đồng đội trên sân?
Bạn đã nhìn thấy khoảnh khắc Văn Thanh cùng đồng đội cào tuyết cho quả đá phạt của Quang Hải?
Tất cả những điều đó, các cầu thủ của chúng ta được giáo dục không phải là ngày hay tháng mà là năm? Chính xác là hơn 10 năm.
Điều chúng ta thấy, chính là một đội hình cầu thủ: mạnh về thể lực, có tri thức và văn hoá giao tiếp! Dù có là vô địch hay không? Vẫn rất đáng tự hào!
Giáo dục con trẻ chưa bao giờ là muộn, nhưng nếu càng sớm thì khả năng tiếp thu của con càng cao. Cũng như việc Superbrain Việt Nam đã hình thành và phát triển gần 8 năm qua, học viên được tiếp cận phương pháp từ 4 tuổi, học viên không phải học toán, mà là đang được rèn luyện tư duy, trí não thật tốt cho tương lai.
Nhìn lại những học viên đã tốt nghiệp Superbrain cách đây 3~4 năm, phụ huynh vẫn rất hài lòng vì các con đã có một thời gian được rèn luyện, phát triển để có nền tảng vững chắc cho đến bây giờ.
Chị Phạm Thanh Thủy – Phụ huynh Học viên Nguyễn Hoàng Bảo Nhi (tốt nghiệp năm 2014) chia sẻ “Nếu khen con thì mẹ không dám, nhưng được các thầy cô trên trường phản hồi rất tốt về việc học tập của Nhi! Con học toán và anh văn rất tốt, thầy khen con ghi nhớ tốt, phát âm với ngữ điệu rất hay, toán thì ghi nhớ và tính toán nhanh, chính xác! Do con có nền tảng tốt khi đã được tiếp cận phương pháp Superbrain và luyện tập trong 2 năm trời, cho nên trí nhớ của con rất tốt”
Học viên Nguyễn Hoàng Bảo Nhi – Tốt nghiệp Superbrain 2014
“Thành công tuyệt đối không phải là đích đến, mà là cả một hành trình rèn luyện”, Superbrain tin rằng với sự luyện tập ngay từ hôm nay, con trẻ sẽ nhận được những giá trị, thành công nhất định với chính bản thân mình!
Với sự phát triển của hệ thống, Superbrain đang mang hành trình “Khơi dậy tiềm năng trí tuệ trẻ” đi xa hơn, lan rộng hơn cho trẻ em khắp nơi trên đất nước Việt Nam.
“Con không cần so sánh con với bất kỳ ai, con chỉ cần so sánh sự thành công của chính mình, thay đổi tích cực của chính mình hôm qua- hôm nay- và ngày mai”
(Bài viết có sử dụng thông tin từ internet)