học cùng con
|

VÌ SAO NÊN HỌC CÙNG CON TRẺ

VÌ SAO NÊN HỌC CÙNG CON TRẺ

Trong cuộc sống xô bồ hiện tại, lắm lúc bậc làm phụ huynh phải lo toan bao việc. Từ đi làm đến làm việc nhà, từ sáng đến tối không lúc nào ngơi tay. Nhưng việc tất bật trong cuộc sống mưu sinh đôi khi khiến ba mẹ ít giành thời gian cho con. Đặc biệt việc giúp con tập trung vào việc học từ sớm là vô cùng quan trọng.

Học cùng con là một trong những cách giúp ba mẹ có thể cùng con xây dựng nền tảng kiến thức. Qua đó không chỉ giúp con có sự tiến bộ trong việc học mà còn giúp gắn kết thêm tình cảm gia đình.

Những lợi ích khi học cùng con

Không chỉ giúp trẻ học tốt, cùng trẻ học tại nhà còn mang lại nhiều lợi ích:

  • Tạo tình cảm gắn bó giữa cha mẹ và con cái. Con sẽ cảm nhận được sự gần gũi, quan tâm của cha mẹ dành cho mình, cả trong học tập.
  • Giúp trẻ cảm nhận được ý nghĩa của việc học đối với cuộc sống của bản thân.
  • Hình thành cho trẻ cách “hiện thực hóa” nội dung học vào cuộc sống hàng ngày.
  • Giúp trẻ có được cách học cách nhẹ nhàng, hiệu quả, hứng thú. Qua đó, trẻ củng cố được kiến thức, hình thành được những kỹ năng, nhất là kỹ năng tư duy.
  • Cha mẹ biết được việc học tập ở trường cũng như học lực của con. Từ đó, có biện pháp thích hợp để bù khuyết hay phát triển khả năng cho trẻ

Đặc biệt là các con đang học tiểu học, đây là thời kỳ vàng trong quá trình phát triển của con, cần có sự quan tâm chăm sóc của ba mẹ.

 

Học cùng con
Những lợi ích khi học cùng con

Những vấn đề xảy ra khi bố mẹ dạy học cho con

Những thách thức sẽ nảy sinh trong quá trình bố mẹ học cùng con có thể kể đến:

  • Bố mẹ tra vấn trẻ bởi “Ta là cha, là mẹ có quyền đó”. Kiểu hỏi này làm trẻ sợ sai, thiếu tự tin… gây ảnh hưởng đến tính cách và chất lượng học tập của trẻ.
  • Phụ huynh vô tình áp đặt trẻ, nổi nóng với trẻ khi trẻ thất bại. Điều này khiến trẻ hoảng sợ, co người lại và “xù lông nhím” làm cho việc cùng học thất bại.
  • Cha mẹ chưa hiểu hết về khả năng, năng lực của con, đưa ra những nội dung không vừa sức – quá khó hay quá đơn giản, khiến trẻ mất hứng thú.
  • Gia đình thiếu thời gian dành cho trẻ. Năm thì bảy họa mới hỏi trẻ vài câu thì khó có thể có tác dụng như mong muốn.
  • Cha mẹ thiếu kiến thức sư phạm (không biết đặt ra những câu hỏi, vấn đề thú vị, vừa sức trẻ) sẽ khó kích thích được tư duy, hứng thú đối với trẻ…

 

học cùng con
Những vấn đề xảy ra khi bố mẹ dạy học cho con

Học cùng con sao cho hiệu quả?

1. Làm thầy của con

Cha mẹ có thể dạy cho con những cái mới mà con chưa được học ở trường hoặc giúp trẻ vận dụng những điều đã học vào thực tiễn cuộc sống hàng ngày. Khi đó, cha mẹ nên đặt con vào tình huống cụ thể để tạo hứng thú, kích thích tư duy của trẻ.

Ví dụ: Sau khi con học bài diện tích hình chữ nhật, ba mẹ có thể hỏi: Ba đang tính lát gạch phòng con lại, con tính giúp ba cần bao viên gạch nhé. Mỗi viên có kích thước 3×3?

học cùng con
Học cùng con sao cho hiệu quả

2. Làm bạn học cùng con

Cha mẹ hãy tạo điều kiện cho trẻ cùng tham gia giải quyết các vấn đề trong gia đình nhưng có liên quan đến nội dung trẻ đã được học.

Ví dụ: Sáng mai Chủ Nhật, mẹ con cùng đi chợ mua đồ ăn cho bữa trưa có khách nhé. Mẹ dự tính chi 300.000 đồng cho việc này. Mình cùng bàn xem cần mua bán như thế nào?

3. Làm học trò của con

Cha mẹ khéo léo gợi ý, khuyến khích trẻ nhớ lại, dạy lại cho mình những kiến thức trẻ đã học ở trường. Trong đó, nêu những câu hỏi “thắc mắc” để phát triển tư duy của trẻ.

Phụ huynh cần đề cao những câu hỏi mà trẻ đặt ra cho thầy cô ở trường, khích lệ trẻ tự tìm tòi, tìm hiểu những điều mình muốn biết…

Trong những trường hợp này, nhiều khi cha mẹ phải “giả vờ” không biết để trẻ khẳng định bản thân. Ví dụ những câu hỏi gợi ý như: Này con, tại sao khi trời nắng mẹ con mình trú dưới bóng cây lại cảm thấy mát mẻ nhỉ? Nhưng đồng thời lá cây hô hấp cũng “lấy đi” oxy mà. Vậy, khi đó lượng oxy được lá cây thải ra và hấp thụ có cân bằng không con nhỉ?…

Cho dù chúng ta là ai, làm bất kỳ công việc gì. Hãy cố gắng giàng cho một chút thời gian để con cảm nhận được tình thương yêu, không bị bỏ rơi. Tạo dựng cái nôi tình yêu gia đình từ bé có thể giúp con có sự phát triển cả về trí tuệ lẫn đạo đức mai sau.

Để hiểu rõ hơn và nhận được cơ hội cho trẻ (4 – 12 tuổi) THAM GIA HỌC TRẢI NGHIỆM MIỄN PHÍ. Quý Phụ Huynh có thể đăng ký và chọn khu vực gần nhà để thuận tiện việc đi lại nhé! Superbrain luôn sẵn sàng chào đón các bạn nhỏ đến với môi trường giáo dục hạnh phúc.

Ba mẹ cũng có thể theo dõi Fanpage của Superbrain Việt Nam để cập nhật thêm nhiều thông mới nhất nhé!