chu văn an
|

Chu Văn An – người thầy chuẩn mực muôn đời của Việt Nam

Chu Văn An – người thầy chuẩn mực muôn đời của Việt Nam

Chu Văn An (còn gọi là Chu An hay Văn Trinh) là một nhà giáo, thầy thuốc, đại quan dưới thời nhà Trần. Ông nổi tiếng thanh liêm, chính trực. Với cương vị một người thầy ông không phân biệt trò giàu, trò nghèo, vô cùng nghiêm khắc, coi trọng hiền tài và không chấp nhận những kẻ cậy giàu có, bề thế mà chơi bời lêu lỏng.

Trong cuộc đời mình ông theo đuổi 4 giá trị giáo dục là Cùng lý, Chánh tâm, Tịch tà và Cự bí. Trong đó Cùng lý là tranh luận tìm ra lý lẽ. Chánh tâm là sống thẳng ngay, không thẹn với người, với lòng. Tịch tà là không mê tín dị đoan. Cự bí là chống lại những điều làm hoen ố nhân tâm.

I. Cuộc đời, sự nghiệp giáo dục của Chu Văn An   

 

1. Mở trường dân lập, dạy học cho nhân dân cả nước

Ở thời Chu Văn An, trường học còn rất hiếm. Cả nước chỉ có một trường quốc lập là Quốc Tử Giám ở kinh đô dành cho con vua, con quan, sau mở rộng cho những người tài trong nhân dân theo học. Tư Thiện Đường, Toát Trai Đường ở Thiên Trường (Nam Định) chỉ dành cho con em tôn thất nhà Trần. Trường Yên Tử (Quảng Ninh) hay Hương Sơn (Hà Tây cũ) dành riêng cho nhà chùa.

Bởi trường lớp quá ít, con em nhân dân phần lớn thất học, Chu Văn An đã mở trường Huỳnh Cung tại quê nhà (Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội ngày nay) để dạy học. “Trường có lớp, thư viện…. Học trò đến học ở trường Huỳnh Cung khá đông, đến 3.000”, tác giả Trần Lê Sáng viết trong cuốn Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Thiếp – ba bậc thầy của giáo dục Việt Nam.

Thời kỳ dạy học ở Huỳnh Cung, Chu Văn An chuyên truyền đạt kinh điển Nho giáo, mục đích cao nhất của ông không ngoài “giáo kính, giáo trung, giáo văn”, nghĩa là dạy sự cung kính, trung hậu và văn nhã. Học trò ở trường Huỳnh Cung cũng chịu ảnh hưởng của thầy Chu rất lớn.

Trong khoa thi năm 1314, hai học trò của ông đỗ Thái học sinh, tương đương học vị tiến sĩ. Việc này gây tiếng vang lớn trong giới sĩ tử đương thời. Thầy giáo Chu Văn An và trường Huỳnh Cung được cả nước biết đến. Trường Huỳnh Cung trở thành mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của nền giáo dục Việt Nam. Kể từ đây, bên cạnh trường quốc lập, các trường dân lập phát triển, đông đảo con em nhân dân có nơi học tập, sự nghiệp giáo dục nước nhà mở rộng hơn trước.

2.Trở thành Hiệu trưởng trường Quốc Tử Giám

Sau khi danh tiếng của Chu Văn An và trường Huỳnh Cung được cả nước biết tới, ông được vua Trần Minh Tông mời ra làm Tư nghiệp (hiệu trưởng) trường Quốc Tử Giám, trông coi việc học cho cả nước. Dù được phong chức Tư nghiệp trường Quốc Tử Giám, những năm đầu, Chu Văn An chỉ có trách nhiệm chính là kèm cặp thái tử Trần Vượng, đào tạo vua mới cho nước nhà.

Sau khi Trần Vượng (tức vua Trần Hiến Tông) lên ngôi năm 1329, Chu Văn An mới thực sự chuyên tâm vào công việc ở trường Quốc Tử Giám. Ông cho mở mang trường, viết Tứ thư thuyết ước, tóm tắt bốn bộ sách lớn là Luận ngữ, Mạnh tử, Đại học và Trung dung, làm giáo trình dạy học. Kể từ thời Chu Văn An trở về sau, Quốc Tử Giám mỗi ngày được củng cố, mở rộng.

Thời gian làm hiệu trưởng trường Quốc Tử Giám đem đến cho Chu Văn An nhiều vinh quang mới, nhưng cũng khiến ông gặp đầy sóng gió. Vua Hiến Tông, học trò của ông ở ngôi được hai năm thì qua đời, công lao hơn mười năm đào tạo khó nhọc và hy vọng củng cố nhà Trần của thầy trò tiêu tan.

Lúc này, vua Trần Dụ Tông lên thay, triều chính đất nước rối ren. Vua ham mê tửu sắc, nóng nảy, nông cạn. Trong triều, quyền gian liên kết hoành hành, bên ngoài giặc giã dấy lên cướp bóc. Thấy chính sự bê bối, nhà giáo Chu Văn An phẫn nộ. Ông đã viết Thất trảm sớ, đòi chém 7 kẻ nịnh thần, đều là người quyền thế được vua yêu. Dù bị vua Dụ Tông phớt lờ, tấu sớ của hiệu trưởng trường Quốc Tử Giám gây chấn động dư luận bởi theo quy chế lúc bấy giờ, chỉ quan Ngự sử mới được quyền can gián vua.

3.Rời kinh thành về Chí Linh dạy học tới cuối đời

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, sau khi dâng Thất trảm sớ nhưng không được vua trả lời, Chu Văn An rời kinh thành về vùng đất Chí Linh (Hải Dương) mở trường tiếp tục dạy học. Dù là nơi thâm sâu cùng cốc, số học trò đến với thầy Chu vẫn đông. Lúc này, Chu Văn An lấy hiệu là Tiều Ẩn, chỉ lấy việc dạy học, làm thơ cho vui.

Từ khi Chu Văn An về, Chí Linh dấy lên phong trào học tập, nhiều người học giỏi nổi tiếng. Đặc biệt, ở đời nhà Mạc, huyện này có bà Nguyễn Thị Duệ thi đỗ tiến sĩ, là nữ tiến sĩ đầu tiên và duy nhất của Việt Nam thời phong kiến. Ngoài ra còn có Nguyễn Phong, mới 14 tuổi đã cùng cha thi đỗ kỳ thi Hương, 26 tuổi đỗ tiến sĩ.

Những ngày dạy học ở Chí Linh, Chu Văn An còn trồng cây thuốc, nghiên cứu y học, giúp người dân chữa bệnh. Dù ở xa, nhiều học trò cũ đã làm quan vẫn về thăm ông. Đại Việt sử ký viết khi học trò về thăm, ai làm điều gì chưa đúng phép, ông vẫn nghiêm khắc dạy bảo. Điều này khiến học trò càng thêm kính mến.

Cuối đời, Chu Văn An sống thanh thản trong cảnh nghèo, vui với lớp học, văn chương. Triều đình nhiều lần mời về nhưng ông nhất định từ chối. Thế nhưng lòng ông vẫn hướng về nhà Trần. Sau khi vua Trần Nghệ Tông dẹp yên loạn Dương Nhật Lễ, lấy lại được ngôi vua, Chu Văn An dù tuổi cao vẫn về triều chúc mừng. Việc làm đó của ông khiến nhân dân và sĩ phu đương thời quý trọng.

II. Chu Văn An – Tấm gương cho các thầy cô giáo sau này

1. Rèn đức

Mỗi thầy cô giáo cần phải nghiêm khắc với bản thân sống chính trực, lành mạnh, yêu thương, bao dung với học viên. Sẵn sàng phê bình và tự phê bình, lên án với những hành động sai trái, tự phát triển bản thân mỗi ngày

2. Rèn tài

Cần phải không ngừng tự học hỏi, tự sáng tạo thông qua công việc giảng dạy hằng ngày, học tập kinh nghiệm từ đồng nghiệp, từ các phương tiện truyền thông. Nâng cao tay nghề nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội,

3. Rèn tâm

Cái tâm phải thật sự trong sáng, không đố kỵ, không hoài nghi gây mất tinh thần nội bộ. Người nhà giáo phải tận tâm với nghề, tận tâm vì những học sinh thân yêu.

Có câu: Không thể trồng cây ở nơi thiếu sáng, không thể dạy trẻ với chút ít nhiệt tình. Phương pháp thì ở đâu cũng trẻ cũng có thể học được, nhưng sự khác biệt chính là sự tận tâm, nhẫn nại và yêu thương của mỗi thầy cô. Ở Superbrain, thầy cô tôn trọng cảm xúc của trẻ, để trẻ có thể được khơi dậy tiềm năng của chính mình.

Là một người làm giáo dục, các thầy cô ở Superbrain luôn cố gắng phát triển bản thân, trở thành một tấm gương tốt cả về kiến thức lẫn đạo đức làm người. Để từ đó có thể tiếp nối những viên gạch của cha ông ta đã xây dựng trở nên chắc chắn và bền bỉ hơn, vì sự nghiệp trăm năm trồng người!

Để hiểu rõ hơn và nhận được cơ hội cho trẻ (4 – 12 tuổi) THAM GIA HỌC TRẢI NGHIỆM MIỄN PHÍ. Quý Phụ Huynh có thể đăng ký và chọn khu vực gần nhà để thuận tiện việc đi lại nhé! Superbrain luôn sẵn sàng chào đón các bạn nhỏ đến với môi trường giáo dục hạnh phúc.

Ba mẹ cũng có thể theo dõi Fanpage của Superbrain Việt Nam để cập nhật thêm nhiều thông mới nhất nhé!

Nguồn: Do Superbrain sưu tầm và biên soạn