LÀM THẾ NÀO ĐỂ RÈN SỰ TẬP TRUNG CHO TRẺ
|

LÀM THẾ NÀO ĐỂ RÈN SỰ TẬP TRUNG CHO TRẺ

Bé có khả năng tập trung cao thì dễ đạt được thành tích cao trong học tập và thành công trong cuộc sống hơn. Do vậy ngay từ khi còn bé, cha mẹ nên rèn cho con tính tập trung. Một số cách dưới đây cha mẹ nên tham khảo để rèn tính tập trung cho trẻ.

Có rất nhiều cách rất thú vị và hiệu quả để giúp bạn rèn luyện sự tập trung cho trẻ mà không nhất thiết phải liên quan tới học tập. Bạn chỉ cần dành thời gian cho một số hoạt động đòi hỏi chú ý đến chi tiết và chỉ mất một vài bước để thực hiện.

Đối với trẻ mẫu giáo, hãy khởi động bằng những công việc mà bạn biết chắc chắn trẻ có thể hoàn thành, sau đó bắt đầu tăng dần độ khó lên. Sau đây là một số gợi ý có thể hữu ích cho bạn:

LÀM THẾ NÀO ĐỂ RÈN SỰ TẬP TRUNG CHO TRẺCách giúp trẻ tập trung (Ảnh minh hoạ)

Những điều cần nhớ để giúp phát triển sự tập trung cho trẻ:

1. Hiểu con bạn

Nếu con bạn là một đứa trẻ hiếu động bẩm sinh, đừng ép buộc bé phải ngồi học thuộc thơ để rèn luyện sự tập trung. Thay vào đó, có thể đăng ký cho bé một khóa học phát triển kỹ năng thể thao. Nếu bé có hứng thú với nghệ thuật, hãy thử cho bé học vẽ tranh.

2. Hạn chế thời gian xem tivi và chơi điện tử

Tivi và trò chơi điện tử sẽ làm giảm khả năng tập trung tự nhiên của bé, bởi luôn có những thay đổi diễn ra liên tục trong các chương trình và trò chơi. Nếu con bạn hay bị xao nhãng , hãy để bé thực hiện nhiều hoạt động giúp nâng cao sự tập trung và hạn chế xem tivi hơn.

3. Khuyến khích bé hoàn thành mọi công việc

Hãy động viên bé tô màu xong bức tranh hoặc ghép xong bức hình còn đang dang dở trước khi làm việc khác. Thực hiện một nhiệm vụ cho đến cuối cùng là điều rất quan trọng để phát triển sức tập trung của bé.

4. Hạn chế làm nhiều việc cùng một lúc

Trẻ thường thích nói chuyện điện thoại, chơi điện tử hoặc xem tivi cùng một lúc. Hãy lên kế hoạch mỗi ngày để bé thực hiện những hoạt động cần sự tập trung, đồng thời hạn chế thói quen làm nhiều việc cùng một lúc của bé.

5. Tránh để bé bị làm phiền

Nếu bạn thấy bé đang tập trung ghép hình hoặc chơi logo, đừng ngắt quãng bé chỉ để hỏi xem bé muốn ăn gì hôm nay. Hãy đề nghị tương tự với các thành viên trong gia đình.

Superbrain Việt Nam sưu tầm

Xem thêm: 6 MẸO GIÚP KHẢ NĂNG TĂNG CƯỜNG TRÍ NHỚ TRẺ