8 BÍ QUYẾT THÚC ĐẨY TRÍ NHỚ NGẮN HẠN (WORKING MEMORY)
|

8 BÍ QUYẾT THÚC ĐẨY TRÍ NHỚ NGẮN HẠN (WORKING MEMORY)

Trí nhớ ngắn hạn (working memory) là khả năng vừa lưu trữ vừa xử lý thông tin trong cùng một thời gian. Trẻ em sử dụng trí nhớ ngắn hạn cho việc học tập và làm theo những chỉ dẫn; chẳng hạn như cộng hai chữ số do ai đó đọc mà không dùng bút ghi chép hay máy tính; hoặc ghi nhớ những thông tin để viết một bài tập làm văn.

Ba mẹ có thể giúp con cải thiện chức năng này bằng cách tích hợp những cách thúc đẩy trí nhớ ngắn hạn trong cuộc sống hàng ngày của trẻ.

1. Làm việc dựa trên tư duy hình ảnh

Khuyến khích trẻ tưởng tượng ra một bức tranh trong tâm trí về những điều con đọc hoặc nghe được. Chẳng hạn khi Ba mẹ kể cho trẻ nghe một câu chuyện, Ba mẹ yêu cầu con tưởng tượng và vẽ lại khung cảnh, nhân vật đó. Khi sự hình dung của trẻ tốt hơn, Ba mẹ yêu cầu con mô tả bằng từ ngữ của con thay vì vẽ lại.

8 BÍ QUYẾT THÚC ĐẨY TRÍ NHỚ NGẮN HẠN (WORKING MEMORY)Mô tả bằng hình ảnh giúp tăng khả năng ghi nhớ

2. Cho con thực hành hướng dẫn Ba mẹ học

Việc có thể giải thích làm thế nào thực hiện một điều gì đó liên quan, giúp cho việc hiểu ý nghĩa và tiếp thu thông tin đó tốt hơn. Do đó, nếu trẻ đang học một kỹ năng nào đó như bơi bướm thì Ba mẹ có thể nhờ trẻ dạy lại. Điều này giúp trẻ xử lý những thông tin được truyền dạy một cách hiệu quả.

3. Đề xuất các trò chơi sử dụng bộ nhớ trực quan

Có rất nhiều trò chơi phù hợp để Ba mẹ giúp con làm việc trên bộ nhớ trực quan, chẳng hạn đưa một tờ báo cho trẻ và yêu cầu con khoanh tròn những từ bắt đầu bằng chữ A, hay chơi trò tìm các điểm khác nhau trên hai bức tranh, đọc các chữ cái và số trên biển số xe rồi đọc ngược lại

4. Chơi cờ

Chơi những loại cờ đơn giản như cờ tỷ phú; trẻ lớn hơn một chút thì có thể cờ vua, cờ tướng, cờ vây có thể cải thiện trí nhớ của trẻ theo hai cách. Con vừa phải ghi nhớ quy tắc của trò chơi, cách đi; đồng thời cũng phải ghi nhớ, tính toán các nước cờ của mình và cả đối phương.

8 BÍ QUYẾT THÚC ĐẨY TRÍ NHỚ NGẮN HẠN (WORKING MEMORY)Chơi cờ giúp cải thiện trí nhớ

5. Khuyến khích con đọc chủ động

Một cách đọc hiệu quả là tô đậm, gạch chân hoặc ghi chú lại những thông tin quan trọng. Điều đó giúp trẻ ghi nhớ thông tin lâu và có thể trả lời những câu hỏi liên quan được đọc trong sách. Lặp lại thật to và đặt câu hỏi về truyện, tài liệu con đọc cũng rất tốt. Chiến lược đọc chủ động cũng giúp trẻ hình thành trí nhớ lâu dài.

6. Chia nhỏ thông tin

Có bao giờ Ba mẹ tự hỏi vì sao khi viết số điện thoại người ta thường tách ra bằng khoảng trắng, dấu chấm hoặc dấu gạch ngang? Đó là vì nhớ một vài nhóm số nhỏ dễ hơn là chuỗi số dài. Ba mẹ cần ghi nhớ điều này khi cần hướng dẫn con điều gì đó có nhiều bước. Ba mẹ có thể viết ra và đưa cho trẻ từng cái một, hoặc sử dụng hình ảnh để chia nhỏ thông tin ra.

7. Đưa thông tin tác động vào đa giác quan

Xử lý thông tin theo nhiều cách có thể giúp bộ nhớ làm việc và bộ nhớ dài hạn. Ba mẹ viết các nhiệm vụ xuống để trẻ nhìn vào; nói to lên để con nghe thấy; ném bóng qua lại trong khi thảo luận về những nhiệm vụ con phải hoàn thành. Sử dụng chiến lược đa nhiệm có thể giúp con ghi nhớ thông tin đủ lâu để sử dụng nó.

8 BÍ QUYẾT THÚC ĐẨY TRÍ NHỚ NGẮN HẠN (WORKING MEMORY)Thông tin tác động vào đa giác quan giúp con ghi nhớ thông tin dễ dàng hơn

8. Giúp con kết nối những thông tin mà con có

Giúp con bạn thành lập chuỗi kết nối các chi tiết khác nhau mà bé cố gắng ghi nhớ. Tìm cách kết nối thông tin giúp hình thành và lấy lại trí nhớ dài hạn. 

Các thủ thuật và trò chơi tăng cường trí nhớ chỉ là một số cách giúp con giải quyết các vấn đề về chức năng điều hành. Nếu con tiếp tục gặp khó khăn đáng kể với trí nhớ ngắn hạn, Ba mẹ có thể xem vấn đề liên quan đến sự tập trung của trẻ

Superbrain Vietnam